10 su kien8020
CHUYÊN MỤC
GOOGLE MAP

Ảnh hưởng của cây trồng xen đến VSV đất, STPT của cây cao su

Chủ nhật - 10/06/2018 21:58

ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG XEN ĐẾN VI SINH VẬT ĐẤT VÀ SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CAO SU RRIM 600 TRÊN ĐẤT ĐỎ VÀNG TỈNH QUẢNG BÌNH
 
Hoàng Bích Thủy1, Trần Thị Thu Hà2, Nguyễn Minh Hiếu2
 1Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông Nghiệp Quảng Bình;
2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
 
TÓM TẮT
Thí nghiệm bố trí cây trồng xen (cây dưa hấu, ngô và lạc) trong vườn cao su KTCB (2 năm tuổi) giống RRIM 600 trên đất đỏ vàng, ở huyện Bố Trạch và Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Kết quả cho thấy khi trồng xen (dưa hấu, ngô, lạc) đã làm tăng số lượng vi sinh vật đất có ích trong đất so với ĐC. Vi khuẩn phân giải lân khó tan, cao nhất là công thức trồng xen lạc dao động 75,00 - 91,00 x 104 CFU/g đất, hơn hẳn ở ĐC (40,50 - 50,87 x 104 CFU/g đất). Tương tự, nấm sợi, xạ khuẩn và vi khuẩn phân giải xenlulose cũng tăng rõ rệt so với ĐC, cao nhất là công thức trồng xen lạc. Trồng xen dưa hấu, ngô, lạc có ảnh hưởng đến chu vi thân và chiều cao cây nhưng không ảnh hưởng đến số tầng lá cao su KTCB được trồng xen. Lợi nhuận ở công thức trồng xen dưa hấu cao hơn trồng xen lạc và thấp nhất ở trồng xen ngô, tương ứng: 89,180 triệu đồng/ha, 37,894 triệu đồng/ha và 10,215 triệu đồng/ha.
Từ khóa: Cao su, hiệu quả kinh tế, trồng xen, vi sinh vật đất
 
EFFECT OF INTERCPOPPING ON MICROBIAL COMMUNITIES OF SOIL AND GROWTH, DEVELOPMENT OF RRIM 600 RUBBER TREE CULTIVAR IN ACRISOLS OF QUANG BINH
 
Hoang Bich Thuy1, Tran Thi Thu Ha2, Nguyen Minh Hieu2 
1Quang Binh Vocational College of Industry and Agriculture; 

2University of Agriculture and Forestry, Hue University

SUMMARY
The experiment was conducted in acrisols cultivating rubber tree in Bo Trach and Le Thuy Dítricts, using the RRIM 600 cultivar (2 year old) and some intercropping with annual crops (water melon, corn and groundnut). The results showed that intercroping treatments (with water melon, corn and groundnut) have increased the density of useful microbial communities in comparison with the control. The density of phosphate soluable bacteria was higher one in the treatment of groundnut intercropping (75.00 - 91.00 x 104 CFU/g soil) than the control (40,50 - 50,87 x 104 CFU/g soil). Similarly, the rest of other useful microbial density also more significatnly increased than one of the control, the highest one was groundnut intercropping treatment. Intercropping with water melon and corn had effect on the average of stem diameter and the height of rubber tree but no effect on the canopy of leaf. The profit of water melon intercropping treatment (89.180 million VND/ha) was higher than the one of groundnut (37.894 million VND/ha) and the lowest one was corn intercropping treatment (10.215 million VND/ha).
Keywords: Rubber tree, economic efficiency, intercroping, microbial soil

Xem tài liệu đầy đủ tại đây

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

kh
LichCongTac
BOLAODONG
banner
CongThongTinQB
luatgtdb
hoctap
WEBSITE SỞ NGÀNH
LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập68
  • Hôm nay4,380
  • Tháng hiện tại61,350
  • Tổng lượt truy cập8,541,701
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH
Điện thoại: (0232) 3836140,  Fax: (0232).3839022
Địa chỉ: Số 01 - Trần Nhật Duật - Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình
Email: vanphong.ktcnnqb@gmail.com



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây