10 su kien8020
CHUYÊN MỤC
GOOGLE MAP

Ảnh hưởng của quản lý rơm rạ và tưới nước đến năng suất lúa

Thứ hai - 21/05/2018 23:27

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ RƠM RẠ VÀ TƯỚI NƯỚC 
ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA
TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 
Nguyễn Đức Thành1, Hoàng Thị Thái Hòa2, Đỗ Đình Thục2, Hồ Công Hưng2, Phan Thị Phương Nhi2 
1Trường Trung cấp Kỹ thuật Công – Nông nghiệp Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình
 
2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Thí nghiệm gồm có 8 công thức với 2 biện pháp sử dụng rơm rạ (cày vùi rơm rạ và tro rơm rạ) và 4 chế độ tưới nước khác nhau (tưới ngập thường xuyên và tưới ướt khô xen kẽ ở 3 mức (-5 cm, -10 cm và -15 cm), bố trí theo kiểu ô lớn và ô nhỏ (chế độ tưới nước trong ô lớn và sử dụng rơm rạ trong ô nhỏ) với 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong vụ hè thu 2014. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của quản lý sử dụng rơm rạ và các chế độ tưới nước đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lúa, hiệu quả kinh tế và một số tính chất hóa học của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp quản lý rơm rạ và chế độ tưới khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Năng suất và lãi thuần đạt cao nhất ở công thức cày vùi rơm rạ và tưới ướt khô xen kẽ (-10 cm) là 5,84 tấn/ha và 18.690.000 đ/ha. Một số chỉ tiêu về tính chất hóa học đất sau thí nghiệm được cải thiện so với đất trước thí nghiệm. Trong các biện pháp quản lý rơm rạ và chế độ tưới nước cho lúa thì biện pháp cày vùi rơm rạ chế độ tưới ướt khô xen kẽ (-10 cm) cho năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời cải thiện được một số tính chất hóa học đất.
Từ khóa: Chế độ tưới, lúa, năng suất, sử dụng rơm rạ
 
EFFECT OF RICE STRAW AND WATER MANAGEMENT ON RICE YIELD
IN ALLUVIAL SOIL OF THUA THIEN HUE PROVINCE


Nguyen Đuc Thanh1, Hoang Thi Thai Hoa2, Đo Đinh Thuc2, Ho Cong Hung2, Phan Thi Phuong Nhi2

1Quang Binh School of Technical industry-agriculture, Quang Binh province
2College of Agriculture and Forestry, Hue University

SUMMARY
The experiment consists of 8 treatments with 2 factors including straw management (straw incorporation into subsoil and straw ash) and 4 different water regimes (continuous flooding and alternating wet and dry irrigation at 3 levels (-5 cm, -10 cm and -15 cm), arranged in a split plot design (water regimes in mail plots and straw managements in subplots) with 3 replications, which was conducted in the summer 2014. The objective of the study was to determine the effects of using straw management and water regime on rice growth, development, yield, economic efficiency and some chemical properties of soil. The study results showed that the straw managements and water regimes affected on rice growth, development and yield. The highest yield and gross margin at treatment of straw incorporation and alternating wet and dry irrigation (-10 cm) were 5.84 tons/ha and 18,69 million VND/ha. Some indicators of soil chemical properties after experiment improved as compared with before experiment. Finally, application of straw incorporation and alternating wet and dry irrigation for rice obtained the highest yield and economic efficiency, and also improved some soil chemical properties.
Keywords: Rice, Straw management, Water regime, Yield

 
Xem bản đầy đủ tại đây: http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/TCKHDHH/article/view/2289
File đính kèm

Nguồn tin: Đức Thành: Khoa Nông - Lâm - Ngư

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

kh
LichCongTac
BOLAODONG
banner
CongThongTinQB
luatgtdb
hoctap
WEBSITE SỞ NGÀNH
LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập49
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay4,284
  • Tháng hiện tại61,146
  • Tổng lượt truy cập8,541,497
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH
Điện thoại: (0232) 3836140,  Fax: (0232).3839022
Địa chỉ: Số 01 - Trần Nhật Duật - Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình
Email: vanphong.ktcnnqb@gmail.com



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây