10 su kien8020
CHUYÊN MỤC
GOOGLE MAP

Định hướng phát triển

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
CÔNG - NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
 
     
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình nguyên là trường Công nhân cơ giới nông nghiệp Quảng Bình được thành lập năm 1967. Năm 1997 được UBND tỉnh Quảng Bình nâng cấp thành trường Trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình và ngày 13/7/2017, Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội đã ban hành Quyết định số 1123/QĐ-BLĐTBXH về thành lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình trên cơ sở trường trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình. Trãi qua 50 năm vượt khó xây dựng và trưởng thành từ một cơ sở đào tạo nghề theo hình thức các lớp dạy nghề kèm cặp tại Xí nghiệp, Công ty, đến nay nhà trường đã phát triển thành một trường Cao đẵng kỹ thuật với năng lực đào tạo đa ngành nghề và bậc học, có chất lượng thương hiệu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tỉnh và khu vực miền Trung, hàng năm thu hút trên 8.500 học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập
      Hiện nay, nhà trường đang triển khai đào tạo có 09 mã ngành cao đẳng, 20 mã ngành, nghề đào tạo trung cấp và 40 mã ngành đào tạo sơ cấp trên và dưới 3 tháng. Các ngành nghề đào tạo đều bám sát nhu cầu của thị trường lao động, tập trung chủ yếu cung cấp nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho lónh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, kinh tế và dịch vụ. Hệ thống giáo trình, chương trình được nghiên cứu biên soạn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất và được triển khai giảng dạy chủ yếu theo hình thức tích hợp, trang bị kỷ năng nghề nghiệp. Vì vậy, phần lớn học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp đều được các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng thu hút làm việc.
      Về cơ cấu tổ chức và bộ máy nhà trường đến nay cơ bản đã được kiện toàn, sắp xếp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của một trường Cao đẳng. 100% giáo viên, giảng viên đã được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn để tham gia giảng dạy các bậc học của trường. Có trên 45 cán bộ, giáo viên tốt nghiệp Thạc sĩ và 03 đồng chí đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ. Tính từ năm 1997 đến nay nhà trường có 11 đồng chí giáo viên tham gia hội thi và đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Quốc gia; triển khai nghiên cứu hoàn thành 01 đề tài cấp Tỉnh và hàng năm có gần 10 đề tài sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh tham gia Hội thi và đạt giải cao.
       Hiện tại, nhà trường có 15 bộ phận trực thuộc, trong đó: có 7 phòng chức năng, 4 khoa, 01 ban chuyên môn, 03 trung tâm hoạt động theo hình thức dịch vụ công;
      Về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính, nhà trường có 3 cơ  sở đào tạo. Cơ sở Trung tâm liên kết đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và Giới thiệu sản phẩm tại đường Nguyễn Hưu Cảnh - Hải Đình - Đồng Hới, Cở sở thực hành, thực nghiệm tại Ba Đa - Nghĩa Ninh - Đồng Hới với diện tích 4ha, Cơ sở chính nhà trường đó được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết  với tổng diện tích 14,9 Ha. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của nhà trường đã được bổ sung, tăng trưởng theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo.
      Nguồn hoạt động tài chính hiện tại của nhà  trường chủ yếu hình thành từ 02 nguồn: Nguồn NSNN cấp chi thường xuyên hàng năm: (khoảng 9,5 tỷ đồng/năm) nguồn thu học phí, lệ phí, hoạt động dịch vụ hàng năm (trên 20 tỷ/ năm). Với nguồn lực tài chính trên, hiện nhà trường cũng đang gặp không ít những khó khăn trong đầu tư, hiện đại hóa các trang thiết bị đáp ứng việc mở rộng các ngành đào tạo Cao đẳng.
      Về định hướng phát triển
      Để đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lương cao, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Nhà trường xác định hướng phát triển từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đó là: Xây dựng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, nghề và bậc học, hướng tới hoạt động dịch vụ công trong đào tạo. Sản phẩm đào tạo của nhà trường là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có năng lực sáng tạo, có đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp và tay nghề kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành địa chỉ đào tạo nghề nghiệp tin cậy cho thanh niên và người lao động trong Tỉnh và khu vực Miền Trung. Đồng thời, huy động, khai thác tối đa mọi nguồn lực về con người, ngành, nghề, chương trình đào tạo, tài chính, đầu tư cơ sở vật chất... để tập trung xây dựng một số  ngành, nghề trọng điểm chất lượng cao ở cấp độ Quốc gia, ASEAN, quốc tế.
      Về quan điểm phát triển
      Phát triển bền vững nhà trường trên cơ sở đảm bảo hài hoà ba mục tiêu cơ bản: Quy mô - Chất lượng - Hiệu quả. Phát triển phải cân đối hợp lý và đồng bộ từ khâu mở mã ngành đào tạo, tuyển sinh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới chương trình dạy học, nâng cao trình độ, chất lượng, số lượng đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý…
      Nhận thức và vận dụng đúng đắn, linh hoạt, kịp thời các chủ trương, chính sách, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, bám sát các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà vào điều kiện, tình hình thực tiễn hoạt động đào tạo của nhà trường và nhu cầu của thị trường lao động để đưa ra các mục tiêu đào tạo, ngành, nghề đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn và lịch sử cụ thể.
      Gắn chất lượng đào tạo với hiệu quả đào tạo, chất lượng và hiệu quả đào tạo là sự mệnh và mục tiêu của nhà trường; gắn kế hoạch với hạch toán kinh tế, gắn hiệu quả công việc với phân phối công bằng thu nhập, gắn đầu tư với nâng cao chất lượng đào tạo. Luôn chú trọng, quan tâm, nâng cao đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên coi đây là động lực, là mục tiêu của sự phát triển, là yếu tố quyết định đến sự thành công trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường.
      Từ định hướng và quan điểm trên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 vầ tầm nhìn 2030 cần tập trung vào các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
      Một là, Phát triển, đa dạng hóa quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động
      Đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn chức năng, nhiệm vụ đào tạo nhà trường với yêu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường lao động và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội tỉnh nhà; đào tạo những gì mà thị trường cần chứ không đào tạo những gì mà khả năng mình có.
      Để đáp ứng nhu cầu xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhà trường cần củng cố vững chắc các ngành, nghề hiện có, tiếp tục mở rộng thêm các ngành, nghề đào tạo mới theo hướng dịch vụ thương mại và du lịch; định hướng mở thêm một số mã ngành đào tạo cho những năm tiếp theo như: Kỹ thuật điều hòa không khí và máy lạnh, Chế biến món ăn, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, quản lý bán hàng và siêu thị, quản trị du lịch, kế toán, kiểm toán doanh nghiệp, Marketing …. Phát triển quy mô đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đảm bảo tính liên thông liên tục từ trung cấp lên cao đẳng và  đại học, đây là vừa phù hợp với xu thế phát triển thị trường lao động, vừa tạo điều kiện giảm bớt về thời gian, tạo cơ hội cho người học nâng cao trình độ, kỷ năng nghề nghiệp. Từ năm 2015 - 2020 tiếp tục tăng dần quy mô, nắm bắt thị trường mở thêm các ngành, nghề mới, ngành nghề mủi nhọn; tập trung đào tạo chính quy chủ yếu ba bậc học theo hướng nâng cao trình độ  kỷ năng nghề. Đến năm 2030, chú trọng tăng dần quy mô đào tạo bậc học cao đẳng theo hướng chuyên sâu. Tập trung đầu tư, xây dựng một số ngành, nghề trọng điểm chất lượng cao có uy tín ở cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN ( thú y, lâm nghiệp, Công nghệ Ô tô, Điện công nghiệp); Gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động
      Tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục Đại học, các doanh nghiệp, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp các Huyện, Thành phố để tăng quy mô đào tạo các bậc học, đào tạo theo đơn đặt hàng, tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường ở các tập đoàn, tổng công ty, khu công nghiệp đến đặt hàng. Tạo mối liên kết chặt chẻ giữa doanh nghiệp - nhà trường - học sinh, sinh viên. Nhà trường cùng doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo là bạn đồng hành chiến lược trong đào tạo nguồn nhân lực.
      Hai là, Đổi mới chương trình đào tạo và công tác tổ chức, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra theo hướng nâng cao kỷ năng và năng lực nghề nghiệp, gắn với nhu cầu thị trường lao động
      Đổi mới nội dung chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng tích hợp giữa kiến thức lý thuyết chuyên môn và thực hành; kết cấu chương đào tạo gồm :các môn chung, các môn cơ sở, các môn chuyên ngành và phần các môn học tự chọn,  với tỷ lệ trong kết cấu chương trình từ 30% -50% lý thuyết và từ 50% - 70 % thực hành. Mục tiêu giảm dần các môn chung trong kết cấu chương trình để đáp ứng nhu cầu đào tạo thực tiển sản xuất của xã hội là đào tạo ra những người cán bộ có kỷ năng tay nghề chuyên môn cao. Thực hiện chương trỡnh đào tạo theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở và năng lực, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân người học và theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với từng chương trình đào tạo, đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng ngành, nghề hoặc với các ngành, nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đến năm 2030 đổi mới chương trình và công tác tổ chức, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra. Chuyển giao đồng bộ các bộ chương trình cấp độ quốc gia và nhân rộng đào tạo các nghề trọng điểm. Xây dựng các bộ chương trình tiếng Anh chuyên ngành cho nhóm nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Phấn đấu năm 2020 đạt được 04 nghề trọng điểm chất lượng cao cấp độ Quốc gia gồm các nghề: Thú y, Điện công nghiệp, Công nghệ Ô tô, Quản lý tài nguyên rừng,  đến năm 2030 có 02 nghề trọng điểm chất lượng cao cấp độ ASEAN.
       Ba là, Đẩy mạnh công tác đào tạo, bổi dưỡng và nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
      Phát triển đội ngũ nhà giáo trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về quy mô, ngành nghề, cấp bậc đào tạo. Xây dựng chế độ chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên theo chuẩn Luật giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định, thông tư hướng dẫn đã được ban hành; chú trọng chỉ đạo bổ sung, chuyển dịch đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng một số ngành, nghề mới; ngành nghề trọng điểm; có chính sách thu hút nhằm bảo đảm giáo viên, giảng viên dạy nghề có tay nghề thực hành cao được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, về tiếp cận công nghệ mới. Năm 2020 Phấn đấu 50% giáo viên, giảng viên các cấp bậc đào có khả năng giảng dạy tích hợp, Năm 2030 có 100% giáo viên, giảng viên có khả năng giảng dạy tích hợp. Về cơ cấu trình độ đến năm 2020 có  35 - 40% giáo viên có trình độ Thạc sỹ, 03 - 05 đồng chí có trình độ tiến sĩ; năm 2030 có 60% - 70% là thạc sĩ 10 % là Tiến sĩ. Đảm bảo cơ cấu tỷ lệ cán bộ, giáo viên, giảng viên biên chế NSNN cấp, Biên chế tự trang trải, hợp đồng ngắn hạn hợp lý đảm bảo cho sự phát triển; phấn đấu đến đến năm 2020 thực hiện tự chủ hoàn toàn về tiền lương; thực hiện cơ chế hợp đồng, khoán tiền lương.
      Đối với phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên: đào tạo, bồi dưởng chuẩn hóa NVSP, đạt chuẩn kỷ năng nghề quốc gia, chú trọng đào tạo bồi dưởng giáo viên người có kỷ năng nghề cao, nghề trọng điểm, đào tạo văn bằng 2, tăng cường đào tạo cho giáo viên tiếng Anh chuyên ngành, phấn đấu đến năm 2020 có từ 2 đến 3 giáo viên, giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành . Các Khoa giáo viên, giảng viên và tự bản thân mỗi người phải thường xuyên tổ chức và tham gia tích cực các hoạt động hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi, báo cáo chuyên đề .. về đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới và cải tiến phương pháp thi cử, kiểm tra, đánh giá năng lực người học và phải xem sự thành công của mỗi bài giảng không chỉ là điều kiện để nâng cao uy tín của bản thân mà góp phần quan trọng khẳng định uy tín và thương hiệu đào tạo của nhà trường chúng ta.
      Bốn là, Từng bước quy hoạch xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học đáp ứng nhu cầu thực hành cho học sinh, sinh viên.
     Tổng diện tích quy hoạch tổng thể nhà trường được duyệt UBND tỉnh là: 14,9 ha, so với các trường Cao đẳng, và trung cấp trong tỉnh nhà trường có một khuôn viên rộng rãi, đây là cơ hội thuận lợi cho nhà trường phát triển môi trường đào tạo. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình phát triển thực tiễn mà chúng ta thường xuyên rà soát , bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết trường thành những phân khu độc lập riêng biệt thuận tiện cho việc quản lý và học tập như: khu trung tâm học liệu nghiên cứu khoa học, khu giảng đường, khu hiệu bộ, khu ký túc xá, Khu vui chơi giải trí, hoạt động TDTT, văn hóa văn nghệ, khu nhà xưởng thực hành, thực nghiệm …
      Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm đem lại hiệu quả cao: trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư trong những năm tới về cơ sở hạ tầng, và các công trình kiến trúc cụ thể: Xưởng thực hành Giao thông- Xây dựng, Xưởng thực hành Điện tự động hóa, Cơ sở thực hành, thực nghiệm Khoa Nông - Lâm - Ngư, đầu tư xe tập lái, Cổng hàng rào bảo vệ, nhà thi đấu đa năng v.v...  là hết sức cần thiết để tạo nền tảng cho sự phát triển và bứt phá nâng cao môi trường và chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
      Từ năm 2020-2030 tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị theo ngành, nghề trọng điểm; đẩy mạnh xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng học chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để giảm bớt đầu tư trang thiết bị.
      Năm là, Tăng cường khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính
Khai thác, huy động tối đa các nguồn lực tài chính, tập trung vào những nguồn thu lớn, giá trị cao như: nguồn dự án, CTMT Quốc gia, nguồn đầu tư XDCB, nguồn vốn NSNN chi thường xuyên, nguồn vốn thu tại đơn vị, nguồn thu dịch vụ… Phấn đấu năm 2020 nâng tổng các nguồn vốn hoạt động thường xuyên và đầu tư hàng năm lên toàn trường đạt 50 tỷ đồng/ năm, năm 2030 tổng nguồn vốn hoạt động 70 -80 tỷ đồng/ năm
      Phân bổ các nguồn tài chính trên các lĩnh vực của hoạt động: hành chính, con người, đào tạo, đầu tư một cách dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý. Duy trì các tỷ lệ cân đối tài chính một cách bền vững. đặc biệt, trên các lĩnh vực cơ cấu chi: Chi cho con người; chi hành chính, chi đào tạo, chi đầu tư phát triển. Kiểm soát chặt chẻ các khoản chi, chấp hành chế độ, chính sách tài chính.
      Thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện dần Quy chế chi tiêu nội bộ, các quy định về chế độ, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật; xây dựng các định mức chi phải hạch toán, tính toán, minh bạch, thống nhất, đảm bảo hài hòa các lợi ích, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nhà trường. Kiểm soát chặt chẻ các khoản chi tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường công tác quản lý thông tin, báo cáo, quyết toán tài chính.
      Sáu là, Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế nhà trường theo hướng tự chủ, tinh gọn, hiệu quả, chuyên môn hóa. Phân cấp quản lý, giao quyền chủ động, nâng cao khả năng quản lý và quản trị nhà trường.
     Trên cơ sở Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014  của Chính phủ về tin giảm biên chế, Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và sự chỉ đạo của UBND tỉnh về xây dựng, đổi mới đề án bộ máy, cơ cấu tổ chức nhà trường để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hướng tới là:
Xây dựng lộ trình tiến hành đổi tên gọi, sát nhập, giải thể một số bộ phận trung gian phòng, khoa, ban, xưởng trực thuộc nhà trường vừa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý, phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của nhà trường, đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy.
      Triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm và tin giảm biên chế theo phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới hoạt động nhà trường theo hướng dịch vụ công trong đơn vị sự nghiệp giáo dục; giao quyền chủ động, phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho các đồng chí lãnh đạo trong BGH, các phòng, khoa, ban, trung tâm; quy định trách nhiệm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu theo quy định 01-QĐ/TU ngày 3/3/2016 của Tỉnh ủy, gắn với việc nâng cao chất lượng trách nhiệm  đạo đức, phẩm chất đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực thi nhiệm vụ có hiệu quả.
      Bảy là, Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên.
      Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy chế: quy chế trả lương, nâng lương trước thời hạn, quy chế trả thu nhập tăng thêm, tiêu chí đánh giá xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng thu nhập tăng thêm hàng tháng theo Nghị định 16/2015/ NĐ- CP Chính phủ ngày 14/2/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Quán triệt quan điểm, nguyên tắc phân phối lợi ích là gắn năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc với thu nhập.
      Tập trung huy động tối đa các nguồn lực tài chính, thực hành tiết kiệm, tăng tích luỹ để duy trì, nâng cao ỗn định đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên; giữ vững hệ số trả thu nhập tăng tăng thêm 0,5, 0,6, 0,7, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân cán bộ, viên chức trên 7 triệu đồng/ người /tháng. Năm 2030 thu nhập bình quân 10 triệu đồng/ người/ tháng.
Trường Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp là một nhà trường có bề dày truyền thống. Trãi qua 50 năm xây dựng và trưởng thành bằng sự nỗ lực, cống hiến của các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên đã tạo dựng nên một mái trường khang trang, có uy tín và thương hiệu như hôm nay. Trách nhiệm lớn lao của của tập thể cốt cán, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên là phải viết tiếp những trang sử hào hùng bổ sung vào dòng chảy truyền thống của nhà trường. Hàng năm phấn đấu để nhà trường đạt và vượt các chỉ tiêu của Tỉnh và Tổng cục giáo dục nghề nghiệp giao, nhà trường trở thành một đơn vị tiên tiến xuất sắc, lá cờ đầu của Bộ, Ban, ngành cấp tỉnh, có nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng danh hiệu cao quý. Và ngay từ bây giờ chúng ta vừa triển khai thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn mới với vị thế một trường cao đẳng; vừa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, các nguồn lực về con người, ngành nghề, chương trình đào tạo, tài chính và cơ sở vật chất trang thiết bị ... để tập trung xây dựng một số nghề trọng điểm chất lượng cao ở cấp độ Quốc gia vào năm 2020 và nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN , quốc tế vào năm 2030.

 
                Hiệu trưởng



Th.S Đào Hoài Linh
 
LichCongTac
kh
luatgtdb
BOLAODONG
banner
CongThongTinQB
WEBSITE SỞ NGÀNH
LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay6,673
  • Tháng hiện tại36,693
  • Tổng lượt truy cập7,549,221
hoctap
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH
Điện thoại: (0232) 3836140,  Fax: (0232).3839022
Địa chỉ: Số 01 - Trần Nhật Duật - Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình
Email: vanphong.ktcnnqb@gmail.com



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây