Trường Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình

https://ktcnnqb.edu.vn


Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến NS một số giống lúa trong điều kiện thâm canh lúa cải tiến SRI

Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến NS một số giống lúa trong điều kiện thâm canh lúa cải tiến SRI
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất một số giống lúa chất lượng trong điều kiện thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 5 năm 2016.
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO ĐẾN NĂNG SUẤT
MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG
TRONG ĐIỀU KIỆN THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Dương Thanh Ngọc1, Hoàng Thị Thái Hòa2, Nguyễn Thị Hải Bình3, Nguyễn Xuân Thủy4
1. Trường trung cấp Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình
2. Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
3. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội
4. Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Ninh, Q.Bình
 
TÓM TẮT
Thí nghiệm gồm 4 lượng giống gieo (20, 40, 60 và 80 kg/ha) trên hai giống lúa HT1 và P6, bố trí theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (split – plot) với 3 lần nhắc lại, được thực hiện trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 2014 trên đất chuyên trồng lúa của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhằm đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo theo hướng SRI đến một số chi tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất lúa và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng giống gieo khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, hiệu quả kinh tế của hai giống lúa nghiên cứu. Nhìn chung lượng giống gieo 60 kg/ha ở vụ đông xuân và 40 - 60 kg/ha ở vụ hè thu có một số chỉ tiêu sinh trưởng tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là lượng giống gieo 80 kg/ha ở vụ hè thu và vụ đông xuân.
Từ khóa: Giống lúa chất lượng, lượng giống gieo, năng suất, SRI.
 
EFFECT OF DIRECT SEED RATE ON YIELD OF TWO QUALITY RICE VARIETIES
FOLLOWING SRI 
IN QUANG BINH PROVINCE
 
Duong Thanh Ngoc1, Hoang Thi Thai Hoa2, Nguyen Thi Hai Binh3, Nguyen Xuan Thuy4
 
SUMMARY
This study consisted of 4 rates of rice seed (20, 40, 60 and 80 kg/ha) on HT1 and P6 varieties to arrange in a split plot design in which rice varieties and seed rates were in main plots and subplots, respectively with 3 replications. This experiment was conducted in spring and summer crop seasons 2014 on typical paddy soil of Quang Ninh district, Quang Binh province. Objective of this study was assessed on effects of rice seed rates on growth, development and yield as well as economic efficiency following SRI. Research results indicated that different rice seed rates had effects on plant height, tillering number, effective tillering rate, rice yield components and rice yield. Seed rate application of 60 kg/ha in spring crop season and 40 - 60 kg/ha in summer crop season gave the best rice performance and highest yield as well as gross margin in rice production following by seed rate of 80 kg/ha in both crop seasons.
Keywords: Quality rice variety, Rice yield, Seed rate, SRI

Xem tài liệu tại đây: 
Tạp chí Khoa học Đại học Huế (ISSN 1859 - 1388), Số 5/2016, T119, Trang 103 - 111.

Nguồn tin: Thanh Ngọc: Phòng TC-HC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây