10 su kien8020
CHUYÊN MỤC
GOOGLE MAP

Ảnh hưởng của chất giữ ẩm PMAS-1 đến STPT của cây cao su

Thứ hai - 04/06/2018 04:02
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT GIỮ ẨM PMAS-1 ĐẾN ĐỘ ẨM,
MỘT SỐ VI SINH VẬT ĐẤT VÀ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU
KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI QUẢNG BÌNH

 
 Hoàng Bích Thủy1, Trần Thị Thu Hà2, Nguyễn Minh Hiếu2
 1Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông Nghiệp Quảng Bình;
2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
 
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của chất giữ ẩm PMAS-1 đến độ ẩm đất, hệ vi sinh vật đất và sinh trưởng của cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tại Quảng Bình. Thí nghiệm gồm có 4 công thức bón chất giữ ẩm PMAS-1 trên giống cao su RRIM 600 với các liều lượng từ 0-30 g/gốc. Kết quả cho thấy năm 2014 khả năng giữ ẩm cao hơn so với năm 2015 và đạt cao nhất ở lượng bón 30 g/gốc, cụ thể: đạt 25,81% (tháng 3 năm 2014) tại Bố Trạch; 50,89% (tháng 5 năm 2014) và 52,05% (tháng 7 năm 2015) tại Lệ Thủy; mật độ vi sinh vật đất ở các công thức có bón chất giữ ẩm cao hơn nhiều so với công thức đối chứng. Trong tất cả các công thức bón chất giữ ẩm PMAS-1 thì công thức bón 20 g/gốc có số lượng vi sinh vật cao nhất, về các chỉ tiêu sinh trưởng: Chu vi thân ở tất cả các công thức thí nghiệm đều vượt Quy chuẩn Việt Nam sau 5 năm trồng > 36,15 cm (QCVN, 36 cm). Công thức 30 g/gốc ở Bố Trạch và Lệ Thủy đều đạt cao nhất > 38,13 - 38,95 cm; khi bón chất giữ ẩm PMAS-1 thì chiều cao thân cây tăng so với đối chứng; các công thức có bón chất giữ ẩm PMAS-1có độ dày vỏ tốt, riêng công thức 20g/gốc có độ dày vỏ cao, đạt 5,25 mm (ở Bố Trạch) và đạt 5,41 mm (ở Lệ Thủy) có thể sớm đưa vào khai thác. Vậy, với lượng bón 20 g/gốc thể hiện ưu thế khả năng giữ ẩm cho đất, mật độ vi sinh vật trong đất và khả năng sinh trưởng phát triển của cây cao su.
Từ khóa: Cao su, chất giữ ẩm PMAS-1, độ ẩm đất, vi sinh vật đất
 
EFFECT OF PMAS-1 SUPERABSORBENT PULYMER ON SOIL HUMIDITY, SOME MICROORGANISM AND GROWTH, DEVELOPMENT OF RUBBER TREE
AT BASIC PHASE IN QUANG BINH
 
Hoang Bich Thuy1, Tran Thi Thu Ha2, Nguyen Minh Hieu2 
1Quang Binh Vocational College of Industry and Agriculture; 
2University of Agriculture and Forestry, Hue University
SUMMARY
The objectives of this study is identifying the effect of PMAS-1 super absorbent polymer on soil humidity, some microorganisms and growth, development of rubber tree at basic phase in Quang Binh. The experiment was conducted with 4 treatments of application PMAS-1 superabobent polymer from 0-30 g/tree for cultivar of RRIM 600 rubber tree. The result showed that the ability of keeping soil humidity of PMAS-1 superabsorbent polymer in 2014 better than in 2015 and the application of 30 g/tree had the highest soil humidity as following 125,81% (March 2014) in Bo Trach district; 150,89% (May 2014) and 152,05% (July 2015) in Le Thuy districht; The density of soil microoragnism of treatments with application of PMAS-1 superabsorbent polymer was quite higher than the control. In wich, the treatment of application 20 g/tree had the highest density of soil microorganism. Moreover, the PMAS-1 also had efect of growth of rubber tree as following the diameter of trunk of all treatemtn application PMAS-1 higher than the national standard of rubber tree after 5 year growing > 36,15 cm (The national standard of rubber tree is 36 cm). The treatment of aplication of 30g/tree at both Bo Trach and Le Thuy were hgihest reaching 38,13 - 38,95 cm; The height of rubber tree application of PMAS-1 also increased in comparison with control; The application of PMAS-1 also had effect on the thich bark of rubber tree, especilly the treatment of 20g/tree had the thich bark quite high reaching 5,25 mm (in Bo Trach) and 5,41 mm (in Le Thuy) which can be exploiting earlier. Hence, the application of PMAS-1 at 20g/tree showed the better effect on the ability of keeping soil himidity, density of microorganisms and growth, development of rubber tree.  
Keywords: Rubber tree, superabsorbent polymer of PMAS-1, soil humidity, soil microorganism.

Xem bản đầy đủ tại đây 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

kh
LichCongTac
BOLAODONG
banner
CongThongTinQB
luatgtdb
hoctap
WEBSITE SỞ NGÀNH
LƯỢT TRUY CẬP
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay4,772
  • Tháng hiện tại9,403
  • Tổng lượt truy cập8,489,754
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG - NÔNG NGHIỆP QUẢNG BÌNH
Điện thoại: (0232) 3836140,  Fax: (0232).3839022
Địa chỉ: Số 01 - Trần Nhật Duật - Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình
Email: vanphong.ktcnnqb@gmail.com



 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây